AN TOÀN GIAO THÔNGNgày 23/07/2023 14:36:46 PHÓNG SỰ PHÁT THANH 2
Hiệu quả công tác tuyên truyền về An toàn giao thông
PHÓNG SỰ PHÁT THANH 2 Hiệu quả công tác tuyên truyền về An toàn giao thông Thời lượng: 8 - 10 phút Nhạc hiệu chương trình + Mời quý vị và các bạn lắng nghe phóng sự: Hiệu quả công tác tuyên truyền về An toàn giao thông. Thưa quý vị và các bạn! Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá luôn được các cấp, ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền, giúp các đối tượng dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ nhớ. Qua đó, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Với quyết tâm thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động giao thông, thời gian qua, các địa phương, đơn vị đã tích cực phối hợp để triển khai nhiều kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT và các nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông cho học sinh, sinh viên, đoàn viên, cán bộ công nhân viên và quần chúng Nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn thu hút được đông đảo người dân tham gia. Nhờ vậy, đại đa số người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, chấp hành và thấy rõ được những hiểm họa, hậu quả của tai nạn giao thông đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Qua điều tra của lực lượng chức năng, nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn giao thông phần lớn là do ý thức của người tham gia giao thông, không chấp hành Luật giao thông. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến luật giao thông là việc làm hết sức cần thiết, nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành các qui định Luật của người tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Theo đó, các Sở, Ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp đảm bảo trật tự ATGT với nhiều hoạt động tuyên truyền với những nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Quá trình thực hiện, đã có nhiều hình thức tuyên truyền rất hiệu quả góp phần thay đổi nhận thức, thái độ của Nhân dân về ATGT. Các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở đã xây dựng hàng trăm tin bài, phóng sự đăng tải trên các báo, đồng thời phát trên sóng phát thanh truyền hình và duy trì các chuyên mục ATGT phát sóng định kỳ hằng tháng
Từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và Ban ATGT các cấp tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành quy định khi tham gia giao thông. Trong đó, lực lượng Công an các cấp đã tổ chức trên 6.500 lượt tuyên truyền lưu động; xây dựng hàng nghìn phóng sự, bài tuyên truyền, cảnh báo tập trung vào các chuyên đề như nồng độ cồn, xử phạt nguội, chạy quá tốc độ, đi sai làn đường
phát trên hệ thống loa truyền thanh và các trang fanpage, mạng xã hội thu hút hàng chục nghìn lượt người theo dõi và chia sẻ; trực tiếp đến các nhà xe tuyên truyền, ký cam kết
Ban ATGT tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT trên cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa
nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ cho thanh thiếu niên, học sinh. Bên cạnh đó, yêu cầu Ban an toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, tập thể trong công tác quản lý hành lang đường bộ; rà soát, kịp thời có giải pháp khắc phục điểm đen, điểm tiền ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên các quốc lộ và tuyến đường tỉnh
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Phòng kinh tế hạ tầng, Uỷ viên trực Ban ATGT huyện Vĩnh Lộc nói: ÂT ông Hà (Nói về việc nâng cấp các cụm đèn tín hiệu giao thông
) Những ngày gần đây, trên các tuyến giao thông, đặc biệt là tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn trên địa bàn Thanh Hoá thường xuyên xuất hiện tình trạng các hộ gia đình sau khi thu hoạch lúa, tận dụng vỉa hè, một phần lòng đường để phơi thóc, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Đáng nói, việc trưng dụng mặt đường để phơi thóc chiếm gần hết lòng đường, chỉ còn lại một lối đi hẹp dành cho các phương tiện giao thông. Không chỉ vậy, nhiều gạch, đá,... được người dân dùng để ghim bạt phơi đã trở thành những chướng ngại vật nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông. Đặc biệt, quốc lộ 45 là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại đông, nhiều đoạn mặt đường khá hẹp và cua khuất tầm nhìn, nhất là đoạn qua địa bàn các xã Đông Tiến, Đông Thanh, huyện Đông Sơn. Tình trạng người dân chiếm dụng lòng, lề đường để phơi lúa, rơm, rạ khiến các phương tiện lưu thông qua đây gặp rất nhiều khó khăn. Ông Lê Văn Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn cho biết: ÂT Ông Thìn ( UBND xã đã giao cho công an xã có trách nhiệm tuyên truyền đồng thời có biện pháp xử phạt, kiểm tra tránh tình trạng bà con phơi lúa
UBND xã đã làm việc với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động bà con nhân dân đoàn viên, hội viên của mình không phơi lúa rơm rạ trên quốc lộ 45). Để ngăn ngừa nguy cơ mất an toàn từ hành vi phơi lúa, rơm rạ trên đường, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát lưu động trên các tuyến giao thông, đặc biệt là vị trí tập trung tuốt lúa, phơi rơm, thóc, đốt rơm rạ. Đồng thời, phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền rộng rãi đến người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ, phơi thóc trên đường; vận động người dân tuân thủ nghiêm quy định của Luật giao thông đường bộ; vừa phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Trung tá Trần Văn Cường, Đội Cảnh sát giao thông số 2, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa nói: ÂT Ông Cường (Chúng tôi đã chủ động phối hợp và tuyên truyền cho nhân dân nhận thức được tình trạng vi phạm trên gây mất trật tự ATGT. Đồng thời chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và công an cơ sở trong công tác tuyên truyền vận động chấp hành. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm tình trạng phơi rơm rạ, nông sản trên đường vào các mùa vụ, cần sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương và công an cơ sở.) --- Nhạc xen Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, hiện nay hầu hết học sinh THPT đều tiếp cận và sử dụng phương tiện xe đạp điện, xe máy điện rất sớm. Mặc dù, với tốc độ từ 20 - 40km/giờ, nhưng nguy cơ tử vong do tai nạn giao thông là rất cao. Trong vàinăm gần đây số vụ tai nạn giao thông của lứa tuổi học sinh luôn gia tăng, do vi phạm đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát. Vì vậy, tuyên truyền luật giao thông trong trường học hiện nay là vấn đề cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Là điểm sáng trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT, huyện Vĩnh Lộc đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên. Thời gian qua, Đoàn thanh niên, Ban công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng chống bạo lực học đường tại các trường học. Tại các buổi tuyên truyền, thông qua câu hỏi, tình huống đưa ra để các em học sinh nắm được những quy định về Luật giao thông, những hành vi cấm khi tham gia giao thông, quy định độ tuổi điều khiển xe máy điện; cảnh báo về nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, các hành vi tham gia giao thông an toàn, thân thiện. Đây là hoạt động thiết thực và bổ ích, giúp học sinh nâng cao kiến thức về an toàn giao thông; tăng cường phối hợp giữa nhà trường với cơ quan công an, ban đại diện cha mẹ học sinh và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền góp phần phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông và các hành vi vi phạm pháp luật về ATGT trên địa bàn toàn tỉnh, cần tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền; phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; kịp thời có những phương án, kế hoạch phù hợp với từng thời điểm, tập trung theo chuyên đề đối tượng cụ thể. Chú trọng đổi mới chương trình, kế hoạch về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT; đa dạng hóa tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng khác nhau; triển khai các đợt cao điểm tuyên truyền tại địa phương bằng nhiều hình thức phong phú như: Loa phát thanh, các pano áp phích, băng rôn; phát tờ rơi; phát động cuộc thi ATGT, tuyên truyền về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe, nhất là lái xe khách, xe ô tô tải có kinh doanh vận tải
Thường xuyên để tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên
về ý thức chấp hành Luật Giao thông, đồng thời lên án mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm trật tự ATGT. Ngoài công tác tuyên truyền, đòi hỏingười tham gia giao thông cần nâng cao ý thức chấp hành các quy định của luật giao thông, tạo thói quen ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật khi tham gia giao thông. Với nỗ lực quyết tâm cao của lực lượng chức năng, hy vọng bức tranh tình hình trật tự ATGT trong năm 2023 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những chuyển biến, từng bước chấn chỉnh, lập lại trật tự giao thông, góp phần ngăn ngừa kiềm chế tai nạn giao thông, qua đó xây dựng văn hóa giao thông an toàn. Quý vị và các bạn vừa lắng nghe phóng sự: Hiệu quả công tác tuyên truyền về An toàn giao thông do Sở Thông tin - Truyền thông Thanh Hoá thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại!.
Đăng lúc: 23/07/2023 14:36:46 (GMT+7) PHÓNG SỰ PHÁT THANH 2
Hiệu quả công tác tuyên truyền về An toàn giao thông
PHÓNG SỰ PHÁT THANH 2 Hiệu quả công tác tuyên truyền về An toàn giao thông Thời lượng: 8 - 10 phút Nhạc hiệu chương trình + Mời quý vị và các bạn lắng nghe phóng sự: Hiệu quả công tác tuyên truyền về An toàn giao thông. Thưa quý vị và các bạn! Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá luôn được các cấp, ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền, giúp các đối tượng dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ nhớ. Qua đó, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Với quyết tâm thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động giao thông, thời gian qua, các địa phương, đơn vị đã tích cực phối hợp để triển khai nhiều kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT và các nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông cho học sinh, sinh viên, đoàn viên, cán bộ công nhân viên và quần chúng Nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn thu hút được đông đảo người dân tham gia. Nhờ vậy, đại đa số người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, chấp hành và thấy rõ được những hiểm họa, hậu quả của tai nạn giao thông đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Qua điều tra của lực lượng chức năng, nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn giao thông phần lớn là do ý thức của người tham gia giao thông, không chấp hành Luật giao thông. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến luật giao thông là việc làm hết sức cần thiết, nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành các qui định Luật của người tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Theo đó, các Sở, Ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp đảm bảo trật tự ATGT với nhiều hoạt động tuyên truyền với những nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Quá trình thực hiện, đã có nhiều hình thức tuyên truyền rất hiệu quả góp phần thay đổi nhận thức, thái độ của Nhân dân về ATGT. Các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở đã xây dựng hàng trăm tin bài, phóng sự đăng tải trên các báo, đồng thời phát trên sóng phát thanh truyền hình và duy trì các chuyên mục ATGT phát sóng định kỳ hằng tháng
Từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và Ban ATGT các cấp tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành quy định khi tham gia giao thông. Trong đó, lực lượng Công an các cấp đã tổ chức trên 6.500 lượt tuyên truyền lưu động; xây dựng hàng nghìn phóng sự, bài tuyên truyền, cảnh báo tập trung vào các chuyên đề như nồng độ cồn, xử phạt nguội, chạy quá tốc độ, đi sai làn đường
phát trên hệ thống loa truyền thanh và các trang fanpage, mạng xã hội thu hút hàng chục nghìn lượt người theo dõi và chia sẻ; trực tiếp đến các nhà xe tuyên truyền, ký cam kết
Ban ATGT tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT trên cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa
nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ cho thanh thiếu niên, học sinh. Bên cạnh đó, yêu cầu Ban an toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, tập thể trong công tác quản lý hành lang đường bộ; rà soát, kịp thời có giải pháp khắc phục điểm đen, điểm tiền ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên các quốc lộ và tuyến đường tỉnh
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Phòng kinh tế hạ tầng, Uỷ viên trực Ban ATGT huyện Vĩnh Lộc nói: ÂT ông Hà (Nói về việc nâng cấp các cụm đèn tín hiệu giao thông
) Những ngày gần đây, trên các tuyến giao thông, đặc biệt là tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn trên địa bàn Thanh Hoá thường xuyên xuất hiện tình trạng các hộ gia đình sau khi thu hoạch lúa, tận dụng vỉa hè, một phần lòng đường để phơi thóc, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Đáng nói, việc trưng dụng mặt đường để phơi thóc chiếm gần hết lòng đường, chỉ còn lại một lối đi hẹp dành cho các phương tiện giao thông. Không chỉ vậy, nhiều gạch, đá,... được người dân dùng để ghim bạt phơi đã trở thành những chướng ngại vật nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông. Đặc biệt, quốc lộ 45 là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại đông, nhiều đoạn mặt đường khá hẹp và cua khuất tầm nhìn, nhất là đoạn qua địa bàn các xã Đông Tiến, Đông Thanh, huyện Đông Sơn. Tình trạng người dân chiếm dụng lòng, lề đường để phơi lúa, rơm, rạ khiến các phương tiện lưu thông qua đây gặp rất nhiều khó khăn. Ông Lê Văn Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn cho biết: ÂT Ông Thìn ( UBND xã đã giao cho công an xã có trách nhiệm tuyên truyền đồng thời có biện pháp xử phạt, kiểm tra tránh tình trạng bà con phơi lúa
UBND xã đã làm việc với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động bà con nhân dân đoàn viên, hội viên của mình không phơi lúa rơm rạ trên quốc lộ 45). Để ngăn ngừa nguy cơ mất an toàn từ hành vi phơi lúa, rơm rạ trên đường, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát lưu động trên các tuyến giao thông, đặc biệt là vị trí tập trung tuốt lúa, phơi rơm, thóc, đốt rơm rạ. Đồng thời, phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền rộng rãi đến người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ, phơi thóc trên đường; vận động người dân tuân thủ nghiêm quy định của Luật giao thông đường bộ; vừa phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Trung tá Trần Văn Cường, Đội Cảnh sát giao thông số 2, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa nói: ÂT Ông Cường (Chúng tôi đã chủ động phối hợp và tuyên truyền cho nhân dân nhận thức được tình trạng vi phạm trên gây mất trật tự ATGT. Đồng thời chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và công an cơ sở trong công tác tuyên truyền vận động chấp hành. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm tình trạng phơi rơm rạ, nông sản trên đường vào các mùa vụ, cần sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương và công an cơ sở.) --- Nhạc xen Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, hiện nay hầu hết học sinh THPT đều tiếp cận và sử dụng phương tiện xe đạp điện, xe máy điện rất sớm. Mặc dù, với tốc độ từ 20 - 40km/giờ, nhưng nguy cơ tử vong do tai nạn giao thông là rất cao. Trong vàinăm gần đây số vụ tai nạn giao thông của lứa tuổi học sinh luôn gia tăng, do vi phạm đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát. Vì vậy, tuyên truyền luật giao thông trong trường học hiện nay là vấn đề cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Là điểm sáng trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT, huyện Vĩnh Lộc đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên. Thời gian qua, Đoàn thanh niên, Ban công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng chống bạo lực học đường tại các trường học. Tại các buổi tuyên truyền, thông qua câu hỏi, tình huống đưa ra để các em học sinh nắm được những quy định về Luật giao thông, những hành vi cấm khi tham gia giao thông, quy định độ tuổi điều khiển xe máy điện; cảnh báo về nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, các hành vi tham gia giao thông an toàn, thân thiện. Đây là hoạt động thiết thực và bổ ích, giúp học sinh nâng cao kiến thức về an toàn giao thông; tăng cường phối hợp giữa nhà trường với cơ quan công an, ban đại diện cha mẹ học sinh và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền góp phần phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông và các hành vi vi phạm pháp luật về ATGT trên địa bàn toàn tỉnh, cần tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền; phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; kịp thời có những phương án, kế hoạch phù hợp với từng thời điểm, tập trung theo chuyên đề đối tượng cụ thể. Chú trọng đổi mới chương trình, kế hoạch về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT; đa dạng hóa tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng khác nhau; triển khai các đợt cao điểm tuyên truyền tại địa phương bằng nhiều hình thức phong phú như: Loa phát thanh, các pano áp phích, băng rôn; phát tờ rơi; phát động cuộc thi ATGT, tuyên truyền về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe, nhất là lái xe khách, xe ô tô tải có kinh doanh vận tải
Thường xuyên để tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên
về ý thức chấp hành Luật Giao thông, đồng thời lên án mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm trật tự ATGT. Ngoài công tác tuyên truyền, đòi hỏingười tham gia giao thông cần nâng cao ý thức chấp hành các quy định của luật giao thông, tạo thói quen ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật khi tham gia giao thông. Với nỗ lực quyết tâm cao của lực lượng chức năng, hy vọng bức tranh tình hình trật tự ATGT trong năm 2023 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những chuyển biến, từng bước chấn chỉnh, lập lại trật tự giao thông, góp phần ngăn ngừa kiềm chế tai nạn giao thông, qua đó xây dựng văn hóa giao thông an toàn. Quý vị và các bạn vừa lắng nghe phóng sự: Hiệu quả công tác tuyên truyền về An toàn giao thông do Sở Thông tin - Truyền thông Thanh Hoá thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại!.
Nông thôn mới - Đô thị văn minh
|